2016-01-22

The Grapes of Wrath 1940 720p BluRay FLAC1.0 x264-DON



Chùm nho uất hận

{Phụ đề tiếng Việt}

(Henry Fonda, Jane Darwell, John Carradine)

Ratings: 8.2/10 from 52,028 users



Thông tin phim. Click HERE:

Nội dung phim

Top Rated Movies #192 | Won 2 Oscars. Another 7 wins & 5 nominations

Phim có bối cảnh không gian tương đối hẹp. Hành trình từ Oklahoma đến California cũng là quá trình đi xuống đáy cùng xã hội của một gia đình nông dân Mỹ, đồng thời phản ánh một cuộc di dân khổng lồ, nạn thất nghiệp khủng khiếp trong tầng lớp nông dân và tiểu chủ Mỹ trước sức phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật với sự thay thế sức lao động con người của máy móc hiện đại, một bức tranh sống động về hiện thực đời sống của người nông phu Mỹ bị phá sản giãy giụa để sinh tồn, cũng như không khí hỗn loạn của khủng hoảng kinh tế.

Chùm nho uất hận - John Steinbeck

Phạm Văn Tuấn

1/ Nội dung Tác Phẩm.

“Chùm Nho Uất Hận” (The Grapes of Wrath) là câu chuyện kể về gia đình Joads, những người tá điền sinh sống trong tiểu bang Oklahoma. Tại vùng đất khô cằn thường xuyên này, một trận hạn hán dài đã làm cho đất đai không thể canh tác được và dù cho đã sống trên mảnh đất nghèo khó này trên một thế hệ, gia đình Joads vẫn phải tính cách di chuyển đi nơi khác lập cư. Theo như lời quảng cáo in trên các tờ truyền đơn, tại vùng California có nhiều công ăn việc làm như hái trái cây gồm có cam, đào, nho, vì thế hàng ngàn người đang đi trên con đường mòn dài 1800 dậm hướng về phía tây.

Trước khi ra đi, gia đình Joads này được gặp lại đứa con trai lớn. Tom trở về với cha mẹ sau 4 năm bị giam trong nhà tù McAlestar vì tội giết người trong một cuộc đánh lộn. Cùng trở về với Tom là Jim Casy, một người giảng đạo đã bị mất niềm tin vào đạo Chính Thống (orthodox religion). Casy cho rằng không có tội lỗi, không có Thượng Đế, không có Chúa Jesus mà chỉ có con người và có thể tìm thấy Chúa Thánh Thần trong tình thương giữa người ngày với người khác.

Để chuẩn bị lên đường, gia đình Joads đã mua một chiếc xe tải cũ và chất lên đó mọi thứ. Họ đã giết heo, bỏ lại các con chó, thu dọn đồ đạc và tới khi bà Má Joad đốt bỏ các bức thư không thể mang theo, gia đình Joads này bắt đầu gặp cảnh chia rẽ. Ông nội Grampa từ chối ra đi vì không muốn rời khỏi mảnh đất đã sinh sống lâu ngày. Để cho gia đình toàn vẹn, người nhà đã bỏ thuốc ngủ vào đồ uống của ông nội, làm cho ông bị mê man rồi đưa lên xe.

Khi Casy hỏi ông Pa Joad xem anh ta có thể đi theo trên chiếc xe tải đã quá đông người này không, thì ông Pa đã từ chối nhưng bà má Ma lại giành quyền quyết định, cho rằng 13 người cũng giống như 12. Mọi người chuẩn bị xuất hành.

Vào lúc này, trên Con Đường 66 hướng về phía tây có đầy người, với trẻ em và gia cầm. Những di dân này ra đi vì công việc làm ăn tại California. Dọc đường, họ bị các nhà buôn khinh rẻ, lường gạt ... bởi vì họ là những kẻ di dân nghèo. Các người trong gia đình Joads cũng giống như các di dân khác, đã ăn và ngủ trên xe cũng như bên cạnh chiếc xe tải. Vào ngày đầu tiên trong cuộc hành trình, ông nội Grampa đã bị tai biến mạch máu não (stroke) và qua đời. Gia đình Joads đã chôn ông già này bên đường. Trên đường đi, họ làm quen với gia đình Wilsons, giúp đỡ sửa xe rồi cả hai gia đình di dân cùng lên đường.

Cũng trong cuộc hành trình, bà nội Granma mắc bệnh và ở trong tình trạng nguy kịch, nhưng gia đình Joads phải đi gấp qua sa mạc bởi vì họ không còn đủ tiền bạc. Sau đó bà nội Granma cũng qua đời và được chôn cất theo cảnh nghèo khó.

Khi đã sang tiểu bang California, gia đình Joads mới nhận ra sự thật: các di dân không được vui vẻ đón nhận tại nơi này, có quá ít công việc làm. Nếu có người kiếm ra việc làm thì tiền lương cũng quá thấp, chưa đủ mua thực phẩm. Vì vậy gia đình này đành phải tạm trú trong khu doanh trại dơ bẩn gọi tên là Hoovervilles. Một hôm có người tuyển nhân công tới trại, một người bạn của Tom Joad hỏi han về lương bổng thì anh ta bị tố cáo là “cộng sản” và bị bắt. Tom Joad xông tới đánh lộn nên bị viên cảnh sát trưởng lùng bắt. Tới lúc này Casy tình nguyện ngồi tù thay thế cho Tom. Sau đó viên cảnh sát trưởng tuyên bố rằng toàn thể doanh trại di dân này sẽ bị đốt bỏ và gia đình Joads đành phải dọn vào một khu doanh trại do cảnh sát bảo vệ nhưng tại nơi đây, không thể kiếm ra việc làm. Gia đình Joads đành phải ra đi và trước khi tới đồn điền Hooper, họ nhìn thấy một đám đông đứng phản đối trước cổng đồn điền vì bị trả nửa lương. Đây là nhóm công nhân đang đình công và người lãnh dạo là Jim Casy. Casy thuyết phục Tom rằng giới công nhân phải đoàn kết lại.

Sau đó, một nhóm băng đảng được thuê mướn để giết Jim Casy. Trong cuộc đánh lộn, Tom đã giết chết một kẻ sát nhân nhưng bị thương nặng tại mũi. Tom phải trốn trong các nệm giường chở trên xe tải trong khi gia đình Joads bỏ chạy khỏi đồn điền Hooper. Tiếp theo, gia đình này cư trú trong một khu vực gồm các toa xe lửa cũ, bỏ hoang, rồi do sự tiết lộ của đứa em gái Ruthie về tội trạng người anh lẩn trốn pháp luật, Tom phải chạy đi ẩn nấp trong một hang động. Cuối cùng Tom quyết định ra sống bên ngoài xã hội để tiếp tục công trình tranh đấu của Jim Casy.

Tại nơi cư trú mới, gia đình Joads kiếm được công việc hái bông gòn nhưng một trận mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày đã gây nên cảnh lũ lụt. Khi phải từ bỏ toa xe lửa, lội qua vùng ngập nước tới một miền đất cao, họ thấy một vựa lúa có cỏ khô bên trong và cũng trong đó có một người đàn ông đang bị chết đói. Con trai của người đàn ông này cho biết trong 6 ngày qua, ông già không có gì ăn cả. Khi đó người con gái lớn của gia đình Joads là Rose of Sharon mới sinh con nhưng đứa bé bị chết non. Do lời khuyên của bà mẹ Ma Joad, Rose of Sharon đồng ý vắt sữa của mình cho người sắp chết uống.

2/ Ý nghĩa của tác phẩm.

“Chùm Nho Uất Hận” là một tài liệu xã hội, một cuốn tiểu thuyết phản kháng. Khi mới được xuất bản, cuốn truyện này đã là đề tài tranh luận xem tác giả có nói sai về các sự kiện hay là hoàn cảnh thực sự xấu xa đến mức độ đó. Cuộc tranh luận còn bị căng thẳng trên quan điểm tôn giáo. Đã có nhiều phản đối mãnh liệt tại hai tiểu bang Oklahoma và California. Các người dân thuộc tiểu bang Oklahoma căm tức vì họ bị gọi là “Okies”, miền đất của họ bị coi là “miền cát bụi” (dust bowl) không thể trồng trọt được và đã có vị dân biểu nói rằng cuốn tiểu thuyết kể trên được viết ra do một tâm hồn lệch lạc. Còn tại tiểu bang California, người dân cho rằng đây là một cuốn truyện xuyên tạc về hoàn cảnh của các công nhân di cư, là một tài liệu tuyên truyền cho chế độ Cộng Sản do triết lý sống bên trong. Trong vòng 6 tháng sau khi xuất bản, cuốn truyện “Chùm Nho Uất Hận” đã gây ra các phản ứng công luận chưa từng thấy, chỉ sau cuốn tiểu thuyết “Căn chòi gỗ của Chú Tom” (Uncle Tom’s Cabin) do tác giả Harriet Beecher Stowe.

Mặt khác, nhà văn John Steinbeck cũng được nhiều người khác ủng hộ như các giáo sư đại học, các mục sư, các nhà xã hội, và các cơ quan chính quyền xác nhận rằng thực trạng của các di dân còn tệ hại hơn lời mô tả của nhà văn. Như vậy cuốn tiểu thuyết “Chùm Nho Uất Hận” đã làm cho nhiều người phải xấu hổ về cách đối xử với các người di dân, là những đồng bào của mình. Ngày nay độc giả cứu xét cuốn truyện theo tinh thần hữu lý hơn, theo quan điểm của Ralph Waldo Emerson. Emerson cho rằng mỗi người xuất phát từ một Siêu Hồn (Oversoul) và khi chết, linh hồn con người trở về với Siêu Hồn đó và như vậy trong con người có một thứ linh thiêng và đây là niềm tin của Jim Casy.

John Steinbeck đã dùng hình ảnh của Jim Casy, với chữ viết tắt là “J.C.”, để mô tả một đời sống mang tính triết lý, mang tính tiên tri giống như Chúa Ki-Tô, với đệ tử là Tom Joad, với cách cứu Tom do tự nguyện bị cầm tù, với cách chấp nhận sự chết của “thánh tử đạo” bởi vì giống như chúa Ki-Tô đã nói “Họ không biết những gì họ đã làm”.

John Steinbeck đã nói rằng bản chất của người di dân không được quần chúng Mỹ hiểu rõ, thông cảm và vì vậy, nhà văn đã đề cập tới một gia đình biểu tượng cho thứ hoàn cảnh khó khăn đó. Đã có các chương xen kẽ, mô tả hình ảnh tổng quát của thứ xã hội mà gia đình Joads bị liên quan, đó là các phần viết về “miền cát bụi”, về Con Đường 66 kéo dài từ tiểu bang Oklahoma tới tiểu bang California, về cách sở hữu đất đai tại California, về cách bán tài sản... Những chương xen kẽ này dùng để yểm trợ cho câu chuyện, phản ánh hậu cảnh xã hội mà gia đình Joads phải đối phó. Như vậy các chương xen kẽ vừa làm chức năng nghệ thuật, vừa làm chức năng biểu tượng (symbolic) với đôi khi bên trong là các lời bình luận, đôi khi lại báo trước những gì sẽ xẩy ra. Kỹ thuật dùng các chương xen kẽ vào các chương kể chuyện không phải là thứ gì mới lạ vì trước John Steinbeck, đã có vài nhân vật danh tiếng sử dụng kỹ thuật này như Henry Fielding trong tác phẩm “Lịch Sử của Tom Jones” và Leo Tolstoi trong tác phẩm “Chiến Tranh và Hòa Bình”. Tuy nhiên cách sử dụng khéo léo của John Steinbeck về các chương xen kẽ đã khiến cho toàn thể cuốn tiểu thuyết của ông thành công.

Được sinh ra và lớn lên trong vùng thung lũng Salinas của tiểu bang California, tác giả John Steinbeck hiểu rõ miền đất và con người của vùng này, thông cảm với các điều kiện sống còn của các công nhân di cư. Trong các năm từ 1935 tới 1937, tác giả đã là nhà báo viết một loạt bài mà sau này xuất bản thành tập truyện mỏng có tên là “Giòng Máu của họ thì Mạnh” (Their Blood is Strong). Qua tác phẩm “Chùm Nho Uất Hận”, John Steinbeck đã đề cập tới nhiều triết lý sống như nhân bản (humanism), thực dụng, triết lý sinh học về con người (biological theory of man), trình bày các ý tưởng về điều thiện và điều ác, về các giấc mơ và hiện thực.

John Steinbeck đã dùng tác phẩm “Chùm Nho Uất Hận” để nhấn mạnh về giá trị và phẩm cách của con người, ông đã coi cuộc đời nông nghiệp là một lối sống khi người nông dân biết yêu thương và biết kính trọng mảnh đất. Mảnh đất là nguyên do đoàn kết các con người lại với nhau, mang lại sự an lạc cho con người khi đó “Tôi là mảnh đất, mảnh đất là tôi” (I am the land, the land is me). Người nông dân sống nhờ mảnh đất trong khi cũng có nhiều kẻ trục lợi nhờ mảnh đất, họ là những kẻ bán trái cây như cam, táo, nho, hay những nhà kỹ nghệ trồng trọt.

Vài hình ảnh đặc biệt khác trong tác phẩm “Chùm Nho Uất Hận” là “cát bụi” (dust), “con rùa” và “chùm nho”. Cát bụi tượng trưng cho sự xoi mòn của đất đai, đồng thời cũng là sự xoi mòn đời sống của con người. Cát bụi biểu hiện cho “sự chết” bởi vì đất đai đã bị khai thác, cho tới khi cơn mưa rơi xuống, thiên nhiên được tái lập và một chu kỳ mới bắt đầu. Con rùa tượng trưng cho sự sống còn, là sức sống của nhân loại. Con rùa đã kiên nhẫn vượt qua các trở ngại: bầy kiến lửa cản lối, chiếc xe tải suýt cán phải, sự giam cầm trong túi áo của Tom. Chùm nho là biểu tượng của sự cay đắng hay cơn uất hận như trong câu 32:32 của Sách Phục Truyền (Deuteronomy) và sự sung mãn như câu 13:12 trong Sách Dân Số (Numbers) của bộ Thánh Kinh. Gia đình Joads đã phải chịu đựng nhiều gian truân và gặp nhiều thất vọng. Tom Joad là người chỉ quan tâm tới chính mình vào thời kỳ ban đầu, rồi về sau đã nghĩ tới gia đình. Ma Joad lo cho gia đình của bà ta nhưng sau đó đã giúp đỡ những người cần được trợ giúp. Rose of Sharon là một hình ảnh của cảnh sống lại vì nhờ thứ sữa của người phụ nữ này mà một người được cứu khỏi cảnh chết đói. Tình trạng kinh tế kém dần của gia đình Joads là thực trạng chung, áp dụng cho toàn nhân loại.

“Chùm Nho Uất Hận” chịu ảnh hưởng của Thánh Kinh, đặc biệt là Kinh Cựu Ước với lễ ban thánh thể qua đó bánh mì và rượu nho tượng trưng cho thân thể và máu huyết của Chúa Ki-tô. Tác phẩm này cũng mang tính ẩn dụ từ Thánh Kinh, một tác phẩm mô tả cảnh xuất hành (exodus) của dân tộc Do Thái, đi từ xứ Ai Cập, một miền đất của cảnh nô lệ tới Miền Đất Hứa đầy sữa và mật ong. Các chương từ 1 tới 10 ám chỉ cảnh nô lệ tại Ai Cập với các ngân hàng và công ty đất đai hoạt động giống như vai trò của Vua Pharaoh, cùng các hoàn cảnh hạn hán và xói mòn đất đai. Chương 11 tới chương 18 tương đương với Sách Xuất Hành (the Exodus), mô tả cuộc hành trình qua miền hoang vu, và trong cuộc đi xa này, các người già lão đã chết dần. Cuộc định cư trên Miền Đất Hứa với tiểu bang California là hình ảnh, được mô tả từ chương 19 tới chương 30, tại nơi đây là loại người dân ác cảm, là nơi Thượng Đế Giả đã thống trị các kẻ di dân giống như các con người lưu vong của xứ Do Thái, với hình ảnh của đứa con mới sinh ra và đã chết, bỏ trong chiếc thùng đựng táo, thả trôi theo giòng sông, làm người ta liên tưởng tới câu chuyện tương đương của Moses dù cho không phải là đứa bé, mà là bà mẹ Sharon đã mang lại hình ảnh của hy vọng.

“Chùm Nho Uất Hận” là cuốn tiểu thuyết nói về những người không có tài sản trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng Kinh Tế tại Hoa Kỳ, mô tả sự thiếu thốn và bất công trong một xã hội còn nhiều giới hạn, thành kiến. Tác giả muốn rằng các người chủ đất tại miền California nên bao dung hơn đối với các di dân.

Trong phần kể chuyện của cuốn “Chùm Nho Uất Hận”, John Steinbeck dùng thể văn rất đơn giản, áp dụng các thổ ngữ vào lời nói của các nhân vật để mô tả bản chất hiện thực của các câu nói. Thế nhưng, trong các chương xen kẽ, tác giả cũng thay đổi thể văn để diễn tả, chẳng hạn như khi nói về Con Đường số 66, lời văn mang tính gập ghềnh, không bằng phẳng, không trơn chu, như thể bánh xe chạy trên con đường gồ ghề nhiều đá lớn.

John Steinbeck là nhà văn chỉ viết ra truyện khi đã hiểu rõ đề tài, nắm vững các tình tiết và phần lớn các tác phẩm của ông đều viết về miền đất California là nơi ông đã sinh sống, đã nghe và đã nhìn rõ các hoàn cảnh xã hội của nhiều loại người, và tác giả muốn nói lên sự thật, sự vô tư giữa thiện và ác, sự hy sinh và lòng dung thứ cần thiết cho một thế giới trong đó phẩm giá của con người cần được tôn trọng.

3/ Tác giả John Steinbeck.(Tiểu sử và tác phẩm)

THE GRAPES OF WRATH
Tác phẩm sinh đôi của văn hào John Steinbeck

John Steinbeck và Hemingway là hai cây bút thuộc vào hàng cự phách của nền văn học Mỹ cũng như trên văn đàn thế giới. Hemingway, một tác giả quen thuộc của Sàigòn năm xưa với các tác phẩm Lão Ngư ông Và Biển Cả (The Old Man and The Sea) Giã Từ Vũ Khí (Farewell to Arms), Mặt Trời Vẫn Mọc (The Sun also Rises). . .Tác giả sống tại ngoại quốc lâu năm nên các đề tài của ông đều đã bắt nguồn từ các nước non xa lạ bên Âu Châu, Phi Châu, nào chiến tranh, đấu bò, đánh cá. .

Trong khi Hemingway mải mê với các chân trời xa lạ, John Steimbeck quay về với các đề tài ngay tại quê hương ông, cuối thập niên 30, ông chú trọng tới giai cấp lao động qua các tác phẩm In Dubious Battle (1936), Of Mice And Men (1937) và The Grapes Of Wrath (1939). Trong số ba tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là The Grapes of Wrath, East of Eden (1952) và Of Mice And Men, cuốn The Grapes Of Wrath được coi là hay nhất nhưng giải Nobel năm 1962 lại dành cho East of Eden, một tác phẩm khó hiểu, phim quay 1952 cũng khó hiểu như truyện. Of Mice and Men chỉ là một truyện ngắn quay thành phim nhiều lần, gần đây nhất là năm 92, khá hay nhưng cũng khó hiểu. Giống như trường hợp Sholokhov với hai kiệt tác vĩ đại Quiet Flows The Don (1940) và Virgin Soil Upturned (1960), cuốn Quiet Flows The Don được dư luận chung coi như tác phẩm tuyệt vời nhất của ông, của nền văn học thế giới nhưng giải Nobel lại dành cho Virgin Soil Upturned, nghệ thuật thua kém hơn.

John Steinbeck sinh tại Salinas, California năm 1902, có theo học Đại học Văn khoa tại Stanford University mấy năm nhưng không đỗ đạt gì, ông đi làm lao động chân tay sinh sống, sau viết báo, làm quản gia. . tác phẩm của ông phản ảnh rất hiện thực đời sống của nhân dân lao động Mỹ.

The Grapes Of Wrath được coi như tác phẩm hay nhất của John Steinbeck ( . . the book considered by many his finest) và cũng có dư luận coi nó như tác phẩm hay nhất của nền văn chương Mỹ, ít có truyện nào sánh kịp (. . has few peers in American fiction - Robert Demott), được giải Pulitzer 1940, dài 600 trang, cuốn sách bán chạy nhất trong năm 1939, trên 400 ngàn cuốn, đã được dịch ra trên 30 thứ tiếng, được giảng dạy như sách giáo khoa tại các trường trung học, đại học từ cấp học sinh cho tới bậc sinh viên tiến sĩ.

Truyện cũng đã tạo nhiều tranh luận sôi nổi nhất tại Mỹ từ trước đến nay, hồi trước tại nhiều nơi người ta đã đem đốt nó đi hoặc cấm lưu hành vì cho rằng nó mang tính chất tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng Sản, phảng phất cái không khí đấu tranh giai cấp. Tác phẩm cũng đã được nhiều người bênh vực vì nó phản ảnh được, nói lên được những nỗi cay đắng uất hận của bọn di dân Ohklahoma đi tìm cơm áo tại miền đất hứa California cũng như đã tranh đấu cho nhân phẩm và quyền sống của con người.

Sang năm sau 1940, truyện đã được hãng 20th Century-Fox quay thành phim, đạo diễn John Ford, tài tử Henry Fonda, tiền bản quyền là 70 ngàn đồng thời ấy. Phim vẫn giữ nguyên nội dung mang khuynh hướng xã hội của nó như tác giả đã yêu cầu. Cuốn phim đoạt 2 giải Oscars và sau này được xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại của Mỹ ( American film institute list of the all-time best American film), giá trị nghệ thuật rất cao, John Steinbeck phải khen “hay quá, y như phim tài liệu vậy”.

Mộttác phẩm văn chương bất hủ biến thành cuốn phim hay nhất mọi thời đại, một tác phẩm đã được hai lần bất hủ đó là trường hợp hy hữu, đặc biệt vì những phim được xếp trong số những phim hay nhất mọi thời đại hoặc hay nhất thế giới như Rashomon (Nhật, 1951), Bảy Người Hiệp Sĩ (Nhật, 1953), La Strada (Ý, 1954), La Grande Illusion (Pháp, 1937). . đều được quay từ những truyện vô danh, không ai biết tới, thậm chí Rashomon do một truyện ngắn mà thành. Lại nữa những tác phẩm bất hủ vào hạng “tầm cỡ” như Anna Karenine (Nga), Les Frères Karamazov (Nga), Notre Dame De Paris (Pháp), Giờ thứ Hai Mươi Lăm (Lỗ Ma Ni). . đã được quay thành những phim hay vào hạng “hay trung bình”.

Trước 1975 chúng ta vẫn thường gọi truyện này làChùm Nho Uất Hậndo một bản dịch từ tiếng Pháp ra Les Raisins de la Colère, nghe thì cũng hay nhưng không được sát nghĩa. Chữ Colère trong tiếng Pháp và Wrath tiếng Anh có nghĩa là cơn phẫn nộ, còn uất hận để chỉ sự căm hờn. Chữ Wrath diễn tả cơn giận sôi sục của bọn di dân nghèo đói đứng nhìn bọn điền chủ cho đổ thực phẩm xuống sông để giữ giá hàng .

John Steinbeck đã làm sống lại cuộc di cư vĩ đại và bi thảm đầy nước mắt của các nhà nông Oklahoma đã bị truất hữu đất đai tài sản trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, họ đã kéo nhau trên các xe vận tải hướng về California hy vọng tìm được việc làm tại các nông trại vượt qua khó khăn gian khổ trước mắt.
Sơ lược truyện.

Tom Joad mới ở tù ra, tội giết người tự vệ, án bảy năm, nhưng được về sớm mấy năm hiện còn trong thời kỳ quản chế. Về tới nơi thấy nhà cửa trống trơn, chàng cùng ông đạo (preacher) Casy sang nhà ông chú, tại đây đại gia đình ông bà nội ba (pa) mẹ (ma), em trai, em gái và hai đứa út. . đã tụ tập đông đủ chuẩn bị lên đường. Ðất đai cằn cỗi, trồng bông gòn không sinh lời nên ngân hàng quyết định lấy lại đất, cho xe ủi hết nhà cửa để bán lại cho cơ sở khác, sống chết mặc bay.

Thu góp được hơn hai trăm mua chiếc xe vận tải cũ kỹ hơn bẩy chục rồi bầu đoàn thê tử lên xa lộ hướng về miền Tây. Chưa ra khỏi tiểu bang ông nội chết vì già yều quá, gia đình quyết định chôn ngay bên đường với mảnh giấy giải thích “nhà nghèo không có tiền lo mai táng”.

Hàng đoàn xe vận tải chở bọn di dân đói rách lũ lượt kéo nhau về miền đất hứa California, ban đêm họ tụ tập cắm trại tại bờ sông, bờ hồ, nơi có nước nấu ăn. Họ chia xẻ nhau từ miếng bánh cho đến niềm hy vọng vào ngày mai ở xứ lạ xa xôi. Họ đoàn kết, hòa hợp nhau thành một đơn vị, giúp đỡ nhau để cùng hướng về một lối thoát, cùng chung một hy vọng.

10 sự thật về cuốn tiểu thuyết của John Steinbeck
VNQĐ online -John Steinbeck được trao giải Nobel năm 1962. Cuốn sáchThe Grapes of Wrath(tạm dịchChùm nho uất hận) đã 75 "tuổi" và bán được hơn 14 triệu bản trên toàn thế giới. Dưới đây là 10 điều thú vị về cuốn tiểu thuyết.

Cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer, The Grapes of Wrath của nhà văn John Steinbeck

Cuốn sách đã biến quốc lộ 66 thành một biểu tượng

TrongThe Grapes of Wrath, Steinbeck là nhà văn đầu tiên đề cập đến quốc lộ 66, con đường cao tốc dài 2.448 dặm (khoảng 4000km) từ Chicago tới Los Angeles. Nó là con đường cao tốc chính của Mỹ. Bằng cách nào đó, Steinbeck đã nắm bắt được những hình ảnh của con đường và biến nó thành một biểu tượng văn hóa. Câu chuyện hư cấu kể về gia đình Joad. Họ đã đi dọc theo quốc lộ 66, cũng như hàng ngàn nông dân rời khỏi Dust Bowl của Kansas và Oklahoma trong thời kỳ Đại suy thoái, cố gắng để đạt được một vùng đất tốt hơn ở California. Steinbeck đã viết đây là "con đường của những chuyến bay ", là biểu tượng của khát vọng tự do.

Cuốn tiểu thuyết từng bị cấm và đốt cháy

Hội nông dân California đã phản đối cuốn tiểu thuyết, cho nó là “một mớ những lời nói dối” và “tuyên truyền cộng sản”. Cuốn sách đã bị Joseph Stalin cấm một thời gian ngắn ở Liên Xô vì Đảng cộng sản cầm quyền gặp rắc rối khi cuốn tiểu thuyết mang đến ý nghĩ rằng người dân Mỹ khi nghèo nàn nhất cũng có đủ tiền để mua một chiếc xe hơi. Lúc này nhà văn gặp phải những lời đe dọa và từng bị FBI giám sát. Vì thế mà cuốn sách đã bị cấm ở nhiều thư viện, các bản sao cũng bị đốt cháy ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ.

The Grapes of Wrathra mắt độc giả vào ngày thứ sáu

Cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 1939, cùng ngày với bộ phimWuthering Heightscông chiếu tại New York. Đây cũng là ngày Tổng thống Roosevelt gửi thư cho Thủ tướng Đức Hitler và nói: “Ông có sẵn sàng cung cấp và đảm bảo lực lượng vũ trang để không bị tấn công và xâm chiếm tài sản của các quốc gia thành lập sau?”. Cùng với đó là một loạt các danh sách quốc gia đi kèm: Ba Lan, Bỉ, Pháp, Anh và Ai-len.

Steinbeck viết cuốn sách trong trạng thái căng thẳng

Cuốn tiểu thuyết được viết trong vòng 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1938), cùng với nhật ký làm việc dày đặc của ông, cho thấy khoảng thời gian này tác giả dường như mất kiểm soát. Ông viết một thời gian ngắn sau cái chết của anh rể, trong khoảng thời gian bị ám ảnh bởi chiến tranh và sự lo lắng về việc bán nhà ở California. Ông viết: “Toàn bộ hệ thống dây thần kinh của tôi như bị tra tấn. Tôi hi vọng sẽ không bị suy nhược thần kinh. Dây thần kinh của tôi đã nhanh chóng...Tôi hi vọng có thể biến mất trong một thời gian”. Khi hoàn thành cuốn sách, ông chia sẻ: “Đây không phải là cuốn sách tuyệt vời, tôi chỉ hi vọng nó bán chạy”. Cuốn sách đã đoạt giải Pulitzer năm 1940 về Văn học.

Henry Fonda, Jane Darwell và Dorris Bowdon trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên The Grapes of Wrath

Ông tự hào về nghiên cứu của mình

Trong khi viếtThe Grapes of Wrath, Steinbeck đã đến thăm trại Chính phủ liên bang Arvin gần Bakersfield, một địa danh được miêu tả trong cuốn sách. Nơi này hiện vẫn được công dân nhập cư sử dụng.

Nên giữ ấn bản đầu tiên của cuốn sách

Ấn bản bìa cứng đầu tiên của cuốn sách,Viking Press,dài 619 trang (khoảng 260.000 từ) có giá 2.75$, được Elmer Hader vẽ một chiếc áo khoác bụi làm tranh minh họa. Cuốn sách đã có 50.000 bản in và trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ năm 1939. Tháng 2 năm 1940, cuốn sách đã được in lần thứ 11, và bán 428.900 bản.

Tựa đề cuốn sách được lấy ý từ lời một bài hát

Tên cuốn sách được lấy ý từ lời của bài thánh caThe Battle Hymn of the Republicdo Julia Ward Howe sáng tác năm 1861. Câu hát như sau: “Mắt tôi đã thấy vinh quang trong sự hiện diện của Chúa/Ngài sẽ chà đạp những vườn nho, nơi những chùm nho uất hận”. Steinbeck nói: “Tôi thích bài hát này, vì nó là một nhịp điệu diễu hành, và cuốn sách cũng là nhịp điệu như thế”.

Steinbeck yêu vai diễn Tom Joad của Henry Fonda

Nhà sản xuất Darryl Zanuck đã mua lại bản quyền tiểu thuyếtThe Grapes of Wrathvới giá 75.000$ (khoảng 1,5 tỉ đồng). Bên lề những lời bàn tán, Zanuck đã quyết định một buổi ra mắtThe Grapes of Wrathở New York. Sau khi trình chiếu, bộ phim của đạo diễn John Ford đã nhận được nhiều lời nhận xét và thán phục của khán giả. Steinbeck, Fonda và các diễn viên vẫn tiếp tục là bạn bè sau đó. Khi nhà văn mất, đoàn làm phim đã đọc bài thơAlfred Lord Tennysoncủa Ulysses tại tang lễ năm 1968.

Tiêu đềThe Wrath of Grapes

Steinbeck không phải là tác giả duy nhất sử dụng tiêu đềThe Wrath of Grapescho cuốn tiểu thuyết. Năm 1917, Boyd Cable (1878-1943) đã viết một cuốn sách dưới cái tên đó. Cũng có một cuốn sách viết về tuổi đôi mươi với tựaThe Grapes of Wrath. Năm 2003, Lewis Perdue viết cuốn sáchThe Wrath of Grapesvề ngành công nghiệp rượu vang.

Tiểu thuyết là nguồn cảm hứng cho âm nhạc

Ca sĩ Bruce Springsteen là chủ sở hữu một bức tượng bán thân bằng đồng của John Steinbeck với giải thưởng Steinbeck năm 1996. Springsteen lấy cảm hứng bài hátWoody Guthrievề thời Dust Bowl, một bài hát dựa trên tiểu thuyếtThe Grapes of Wrathvới tênThe Ghost of Tom Joad.

Phương LinhtheoTelegraph

Phim chuyển thể văn học: một chút tâm sựAnh Dũng

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần và Hãng phim Hội Điện ảnh VN đã có ý định dàn dựng một loạt các bộ phim truyền hình có giá trị nhân văn, dựa theo các tác phẩm văn học nổi tiếng giai đoạn 1930 -1945. Mộtviệc làmđáng trân trọng, dù không ít lo ngại trong cái thời mà phim thị trường lên ngôi này…

Như chúng ta đều biết hầu hết các tác phẩm văn học kinh điển, nổi tiếng của thế giới đều đã được chuyển thể thành nhiều bộ phim lớn nhỏ khác nhau, và trong đó vô số phim đã trở thành những tác phẩm kinh điển như Cuốn theo chiều gió, Bố già, Bản danh sách của Schindler, Cầu sông Kwai, Chiến tranh và hòa bình, Romeo và Juliet, Giã từ vũ khí, Cái trống thiếc, Solaris, Chùm nho uất hận, Gia tài vĩ đại, Cao lương đỏ, …các phim hoạt hình Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Thằng gù nhà thờ Đức Bà,... Nhiều người có thể không mấy hài lòng với các phim chuyển thể sau khi đã đọc nguyên tác, nhưng có một thực tế là khi văn hóa xem đã trở nên rộng rãi hơn văn hóa đọc, thì các phim chuyển thể lại là một kênh để đưa các tác phẩm văn học có giá trị đến gần hơn với quần chúng đông đảo, và không ít người đã từ chỗ thích thú phim, chuyển sang mê nguyên tác văn học và có thói quen đọc sách.

Giờ đây, khi mà tình trạng lười đọc đã xâm nhập vào cả một bộ phận trí thức, sinh viên, chứ chưa nói gì đến tầng lớp lao động, thì việc chuyển thể các tác phẩm văn học có ý nghĩa thành phim là một việc làm cần thiết. Vào dạo những năm 1980 rất nhiều các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã được chuyển thể thành phim khá thành công, như Bỉ vỏ, Giông tố, Số đỏ, Chí Phèo, Tắt đèn,… rồi sau cả các tác phẩm văn học giai đoạn sau như Người đi tìm dĩ vãng (chuyển thể từ cuốn Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai),… Rồi vô số các phim truyền hình dài tập nước ngoài hấp dẫn khán giả chiếu dạo đó cũng là các phim chuyển thể, như Người nông dân nổi dậy, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Tất cả các dòng sông đều chảy, Chim tải cúc hay hót, Con đường đau khổ,… Thời đó đời sống tinh thần thiếu thốn, nên người ta đọc tiểu thuyết cổ điển nhiều lắm, chẳng bù cho bây giờ, vô số cô cậu ngồi trên ghế đại học chuyên ngành xã hội – nghệ thuật mà cũng chẳng bao giờ mò đến đọc tiểu thuyết. Các tiểu thuyết bán chạy, giờ cũng hay là các sách kiếm hiệp hay tâm lý tình cảm, sến rệt, kiểu Kim Dung, Quỳnh Dao, cùng lắm là các tiểu thuyết như Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Cuốn theo chiều gió, Đồi gió hú, Kiêu hãnh và định kiến, Tình sử Angélique… rồi thì mấy cuốn gần đây hơn mang tính thị trường nhiều hơn như Chạng vạng,… mà đọc nhiều là các chị văn phòng rảnh rỗi, hay mấy cô cậu tuổi teen. Các đối tượng tìm đến các sách của Leo Tolstoy, Fyodor Dostoyevsky, Victor Hugo, Honoré de Balzac, Henryk Sienkiewicz, Mạc Ngôn,...chủ yếu là những người lớn tuổi. Đến Tây du ký, một trong tứ đại kỳ thư của Trung Quốc, văn phong khá bình dân, giới trẻ cũng không đọc nhiều bằng xem phim, trong khi Nhục bồ đoàn thì có vẻ như rất hay được chuyền tay nhau đọc.

Sở thích xem phim ảnh bây giờ cũng khác xưa nhiều. Đành rằng đa số các phim nghệ thuật khá kén khán giả nhưng ít ở đâu lại kén khán giả như ở Việt Nam. Có dạo, các rạp cho chiếu phim Định mệnh (Inglourious Basterds), một trong các phim đề cử Oscar không quá kén khách, và rất ăn khách ở nước ngoài, nhưng về Việt Nam vẫn ế chổng chơ. Người ta đồn rằng phim đề tài chiến tranh không mấy thu hút khán giả Việt Nam, nhưng thực tế tuy đề tài chiến tranh song bộ phim lại có tính nhân văn rất cao, và có thể nếu không phải kịch bản giả tưởng cộng với cái nhìn không quá thiện cảm một chiều về quân đội Đồng minh, có lẽ nó đã giành Oscar... Phim rạp còn đỡ, sở thích phim truyền hình lại ngao ngán hơn nhiều. Các phim ăn khách trên truyền hình đa số vẫn là các phim phải dùng đến những người mẫu nóng bỏng ăn mặc khêu gợi, hay những câu chuyện tình đẫm nước mắt, tay ba tay bốn éo le, với kịch bản theo motif quen thuộc. Có người ở đài truyền hình than phiền khán giả ở nông thôn đa số không thích phim Tây, người lại bảo các đài hay chiếu phim truyền hình Trung Quốc và Hàn Quốc chỉ vì nó rẻ, mua một cho 10, các đài tha hồ đổi chác cho nhau thay nhau chiếu. Thị hiếu phim ảnh cũng bị lệch lạc đi vì thế. Nhiều người thèm muốn xem các phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học kinh điển, kiểu như Hamlet, Othello, Oliver Twist, Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina, Quo Vadis,… chỉ có nước thuê băng đĩa là nhanh nhất. Các đài chẳng mấy khi chiếu các phim đó, hoặc nếu có cũng mấy khi chiếu lại.

Phim giờ cũng thương mại hóa nhiều. Cả hai phim của Hollywood dựng theo truyện Bạch Tuyết chiếu đầu năm nay đều khá ăn khách, nhưng kịch bản khác xa với nguyên tác, một thiên về hài, một thiên về hành động, nhàn nhạt không gây ấn tượng. Phim Bel Ami không lọt vào danh sách cạnh tranh giải Gấu vàng tại Liên hoan phim Berlin đầu năm nay, trong khi On the Road thì trượt Cành cọ vàng, thậm trí không đoạt giải thưởng nào tại Liên hoan phim Cannes, chất lượng đều chỉ trên trung bình một chút. Hừng Đông phần hai vẫn được các fan tuổi teen hóng đợi, mặc cho phần một dù ăn khách nhưng bị chê bai nhiều, được đề cử 8 giải Mâm xôi vàng. The Hunger Games chất lượng khá tốt, nhưng bị nhiều người chê là đậm chất bạo lực, về nhì trong số các phim ăn khách nhất Bắc Mỹ đầu năm nay (chỉ sau The Avengers, một phim chuyển thể khác), đều là phim giải trí hướng đến đối tượng trẻ. Từ nay đến cuối năm, vẫn còn có rất nhiều phim chuyển thể ra mắt mà hi vọng là không sặc mùi thị trường, như Những người khốn khổ, Cuộc đời của Pi, Những đứa trẻ lúc nửa đêm, Gatsby vĩ đại, Anna Karenina, Thằng cười, The Hobbit… và gối sang năm sau là những Romeo và Juliet, Gia tài vĩ đại, chuyển thể tiếp theo của Nàng Bạch Tuyết,…

Với dự án làm phim chuyển thể kể trên của Hãng phim Hội Điện ảnh VN, cần nhấn mạnh giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn đỉnh cao của nền văn học và nghệ thuật Việt Nam, với rất nhiều các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ rất tên tuổi và để lại rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật sống mãi với thời gian. Để có thể có một thế hệ như thế, với các tác phẩm như thế, hẳn chúng ta đều biết môi trường giáo dục thời đó ra sao, hoàn cảnh sáng tác, tác động của thị trường hay định hướng, cơ chế kiểm duyệt không như các giai đoạn sau này,….Chỉ cần các đạo diễn, biên kịch, diễn viên,… có tâm, có tài, lao động nghệ thuật nghiêm túc, hướng đến các khán giả yêu điện ảnh chân chính, thì không nghi ngờ gì, những bộ phim như vậy sẽ đậm chất nhân văn và mang những giá trị nghệ thuật đích thực mà sự tán dương của khán giả giành cho thì có lẽ không có giải thưởng nào sánh được.

Ảnh: Chùm nho uất hận

9 điều chưa biết về tiểu thuyết nổi tiếng "Chùm nho uất hận"

(Dân Việt) 75 năm sau ngày lần đầu tiên “Chùm nho uất hận” được xuất bản trên thị trường, 14 triệu bản đã được bán ra trên toàn thế giới. Dưới đây là 9 điều đằng sau cuốn tiểu thuyết nổi tiếng bạn có thể chưa biết.

Bìa cuốn tiểu thuyết nổi tiếng

Tiểu thuyết lần đầu tiên đặt tên dân dã cho Cao Tốc 66 (Mỹ)

“Chùm nho uất hận” là một trong những tác phẩm văn học từng gây xôn xao nước Mỹ, do nhà văn John Steinbeck (1902 - 1968) viết. Tác phẩm này đã đem lại giải Nobel Văn chương cho ông vào năm 1962.

Trong “Chùm nho uất hận”, John đã lần đầu tiên viết về đường Cao Tốc 66 – con đường 2 chiều dài 2448 dặm nối từ Đông sang Tây nước Mỹ, từ Chicago sang Los Angeles – là “con đường cái”. Nhờ vậy, ông đã gắn được tinh thần con đường với hành trình hối lỗi của câu chuyện, và biến nó thành một biểu tượng văn học.

Con đường cái 66 - theo cách gọi của John Steinbeck

Gia đình Joad của tiểu thuyết là một trong số hàng vạn những gia đình di cư sang miền Tây nước Mỹ để trốn chạy quá trình cằn cỗi hóa đất trang trại. Và họ đã tới “con đường cái 66”, như John đã viết: “con đường để bay biến”.

Cuốn tiểu thuyết từng bị đốt và bị cấm

Hiệp hội Nông nghiệp California đã chối bỏ cuốn sách, cho rằng nó chỉ rặt những điều dối trá và tuyên truyền cho chủ nghĩa xã hội. Cùng lúc, cuốn sách bị cấm tại Xô Viết, khi Đảng cầm quyền lo ngại cuốn sách phổ biến chế độ tư bản vì ngay cả một người Mỹ bần cùng cũng có thể mua ô tô.

Steinbeck bị đe dọa mạng sống đến nỗi FBI cũng phải đặt ông dưới sự giám sát. Cuốn sách bị cấm trong các thư viện và những bản được xuất bản thì bị đốt công khai để làm gương.

Vùng ảnh hưởng do Bão Cát ở miền Trung nước Mỹ, gây ra thời kì cằn cỗi hóa.

Một trong số các nhà sản xuất bông nổi tiếng nhất ở Cali, WB Camp đã đọc diễn văn trước khi đốt tượng trưng một bản sách: “Chúng ta tức giận, không phải bởi vì chúng ta đã bị tấn công mà bởi vì chúng ta bị tấn công bởi một cuốn sách bẩn thỉu, theo nghĩa thực nhất của từ này.”

Cuốn sách được xuất bản vào một ngày thứ 6

Cuốn sách được phát hành lần đầu vào ngày thứ 6 ngày 14.4.1939, cũng là ngày phát hành bộ phim kinh điển “Đồi gió hú” do diễn viên gạo cội Laurence Oliver thủ vai, cũng là ngày Tổng thống Roosevelt viết thư cho Hitler, nói rằng: “Liệu ngài có thể đảm bảo với tôi rằng lực lượng vũ trang của ngài sẽ không tấn công hoặc xâm lược lãnh thổ những nước độc lập là Phần Lan, Bỉ, Pháp, Anh Quốc và Ireland?”

Việc sáng tác “Chùm nho uất hận” đã khiến John Steinbeck dần mất tự chủ

Trong 5 tháng viết sách, nhật kí củanhà văn John Steinbeckcho thấy người đàn ông ngày càng mất đi tự chủ và tự ti. Ông viết sách sau khi vừa mất người anh vợ thân thiết, cùng lúc ông bị bao phủ bởi sự nghi ngờ những quy cơ bùng nổ chiến tranh và sự trăn trở về việc bán nhà. “Liệu đã từng có cuốn sách nào được viết ra trong hoàn cảnh rối loạn như vậy,” ông viết. “Tất cả hệ thống thần kinh của tôi đều đảo lộn.

Hi vọng rằng sắp tới tôi sẽ không sụp đổ. Thần kinh của tôi nhạy cảm dần lên… Tôi ước giá như tôi có thể biến mất một thời gian. Quá nhiều thứ khiến tôi có thể phát điên. Tôi sợ cả cuốn sách cũng sẽ tan tành. Nếu như vậy thật, tôi cũng sẽ tan tành.” Và khi viết xong, ông cho rằng “Cuốn sách thật tầm thường.” Cuốn tiểu thuyết tầm thường đó đem lại giải Pulitzer cho Steinbeck vào năm 1940.

John Steinbeck tự hảo về những nghiên cứu của mình

Nhà văn Steinbeck

Trong khi viết, Steinbeck đã đến thăm thú và nghiên cứu Trại Liên bang quản trị gần Bakersfiled, được hóa thân thành “Trại đất trồng cần” trong sách. Khu trại này hiện vẫn là nơi sinh sống của nhân công di cư.

Ai cũng nên giữ bản sách xuất bản lần đầu

Bản sách xuất bản đầu tiên được Nhà xuất bản Viking cho ra đời chỉ gồm 619 trang (260.000 chữ), có giá 2,75 đô la và bìa bọc ngoài được minh họa bởi Elmer Hader. Có khoảng 50.000 bản trong đợt đầu này và được bán hết khi cuốn sách trở thành sách bán chạy trong năm 1939. Vào tháng 2 năm 1940, cuốn sách đã được tái bản 11 lần, và 428.900 bản đã được bán hết ở lần thứ 11. Một bản sách cũ của đợt xuất bản đầu tiên bây giờ có giá hơn 15.000 bảng Anh.

Steinbeck đã đặt tên cuốn sách như thế nào

Tiêu đề cuốn sách được trích trong bài Thánh chiến ca của nhà hoạt động bãi nô Julia Ward Howe viết năm 1861. “Tôi thích bài hát vì nó như một cuộc hành quân, và cuốn sách cũng vậy.” Trong bài hát có viết, “Mắt tôi đã nhìn thấy vinh quang của vị Lãnh Tụ sắp đến/Ngài giậm chân trong những vùng nơi giữ nho uất hận.”

Steinbeck cực kì thích sự thủ vai Tom Joad của diễn viên gạo cội Henry Fonda

Henry Fonda (ngoài cùng bên trái) trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn John Steinbeck

Nhà sản xuất Darryl Zanuck đã mua bản quyền chuyển thể cuốn sách thành bộ phim với giá 75.000 đô la, và thuê đạo diễn John Ford để thực hiện công việc khó khăn. Bộ phim đạt được hào quang và danh vọng vang dội, trong đó chính tác giả cũng cực kì ấn tượng với màn trình diễn của Henry Fonda trong vai chính. “Chính tôi cũng tự lún vào lời văn của mình”, ông nói. Hai người đã trở thành bạn tốt cho đến lúc Steinbeck qua đời, vàHenry Fondađã đọc bài thơ tưởng niệm nhà văn ở lễ tang của ông.

Một tiêu đề phổ biến

Đây không phải là cuốn sách duy nhất có tên “Chùm nho uất hận”. Có khoảng 3 - 4 cuốn sách khác cũng dùng cái tên này, trong số đó, cuốn sách xuất bản năm 2003 do Lewis Perdue viết thực sự có nội dung về ngành công nghiệp rượu.

Media Info

The Grapes of Wrath (1940)

Technical information

RUNTIME.......: 2h:09m:08s

SIZE..........: 6.29 GB

VIDEO CODEC...: x264, 2pass, L4.1

FRAMERATE.....: 23.976 fps

BITRATE.......: Variable ~ 6500 Kbps

RESOLUTION....: 960x720 (4:3)

AUDIO 1.......: English FLAC 1.0 16-bit @ 248 Kbps

AUDIO 2.......: Commentary by Film Scholar Joseph McBride and Steinbeck Expert Susan Shillinglaw

SUBTITLES.....: English, Croatian, Czech, Danish, Dutch, Finnish, French, German, Italian,

Norwegian, Portuguese (Brazilian), Spanish (Castilian + Latin American), Swedish

CHAPTERS......: Yes (named)

SOURCE........: 1080p Blu-ray AVC DTS-HD MA 1.0 (thx nonofr)

RELEASE DATE..: 13/08/2012

Notes

I used Theatrical Cut without UK intro, because UK intro has inferior PQ and framing.

And it's only 2 static screens. See them and the comparison here.

Screenshots

Source - Encode - AMIABLE

Screens

x264 info

x264 [info]: frame I:1065 Avg QP:18.19 size: 93629

x264 [info]: frame P:33295 Avg QP:19.73 size: 46335

x264 [info]: frame B:151398 Avg QP:20.46 size: 30731

x264 [info]: consecutive B-frames: 0.7% 0.5% 1.7% 10.1% 15.1% 55.8% 9.4% 2.8% 4.0%

encoded 185758 frames, 3.81 fps, 6500.01 kb/s

Trailer

Phụ Đề

(đã có bản tiếng Việt

Show more