2014-01-11

Created page with "THÚ CHƠI TIỀN CỔ<br>Hiếm thứ nào có sức mê hoặc như đồng tiền: Khi lưu thông nó là mục đích của số đông, lúc hết thời nó trở thàn..."

New page

THÚ CHƠI TIỀN CỔ<br>Hiếm thứ nào có sức mê hoặc như đồng tiền: Khi lưu thông nó là mục đích của số đông, lúc hết thời nó trở thành mục tiêu của những người sưu tầm. Một đồng tiền cổ có thể nói về lịch sử nhiều hơn hẳn hàng trăm pho sách. Tiền cổ mang trong mình biến cố của những vương triều, sự vinh nhục của biết bao dòng họ và thậm chí cả triết lý sống của một dân tộc.<br>Thú chơi tiền cổ<br>Sưu tập tiền cổ là sưu tập tiền kim loại, tiền giấy hoặc cả hai. Những người chơi thường sưu tập theo thời gian lưu hành tiền tệ của một quốc gia, theo các chuyên đề về phong cảnh, hoạ tiết, hoa văn trang trí hay theo nội dung lịch sử. Xét về bề nổi tại Hà Nội các con phố cổ như: Hàng Gai, Hàng Ngang, Hàng Đào được coi là trung tâm mua bán tiền cổ. Chỉ riêng con phố này đã có không dưới 20 hàng có bán tiền cổ. Mỗi tuần có vài chục người từ khắp nẻo đưa tiền cổ (tìm thấy khi khảo cổ, làm nương đào giếng làm nhà…) về Hà Nội. Tuy nhiên, những thứ bày bán ở đó đa phần là đồ giả và chỉ phục vụ tây ba lô sang ta du lịch bụi. Còn tiền cổ thật, nếu có cũng chỉ là loại giá trị thấp vì “non tuổi” và không hiếm. Dân chơi thứ thiệt - chủ sở hữu của những đồng tiền có mức giá giao dịch cỡ 6-7 triệu đồng tiền Việt đến hơn 1000 USD tiền Mỹ - thì chả mấy khi có mặt ở đây: họ có thế giới của riêng họ.<br>Đồng tiền đi liền lịch sử<br><br>

Suốt một ngàn năm Bắc thuộc, người Việt không có đồng tiền riêng để lưu hành. Năm 968 Ðinh Tiên Hoàng dẹp tan loạn 12 sứ quân, thành lập nhà Ðinh, và xưng Ðinh Tiên Hoàng Ðế để mở đầu một kỷ nguyên độc lập cho nước Việt. Nhà Ðinh đúc tiền lần đầu tiên trong lịch sử, đó là đồng Thái Bình Thông Bảo đúc năm 970, mặt sau có chữ Ðinh. Đồng tiền này bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, biểu tượng cho trời và đất theo quan niệm của người phương Đông. Quan điểm này được gìn giữ và phát triển nhất quán trong việc đúc tiền qua các triều đại vua sau này. Đến triều đại cuối cùng phong kiến cuối cùng đồng Bảo Ðại Thông Bảo của vua Bảo Ðại vẫn tuân thủ hình thức này. Hiện đồng tiền cổ nhất Việt Nam còn được lưu giữ tại phòng truyền thống của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.<br><br>Hai chữ phía sau đồng tiền chỉ loại tiền, đa số là Thông bảo (nghĩa là đồng tiền thông dụng), kế đó là Nguyên bảo (tiền mới đầu tiên). Tuy nhiên có một số loại tiền cổ mang hai chữ chỉ thứ hạng hoặc ý muốn chủ quan khá lạ lùng. Nhất là tiền đời vua Cảnh Hưng như Vĩnh bảo (tiền lưu thông mãi mãi), Chí bảo (tiền cao quý nhất), Đại bảo (tiền có giá trị lớn), Chính bảo (tiền chính thống), Cự bảo (tiền có giá trị to), Thuận bảo (tiền kỷ niệm dịp chiếm đóng Thuận Hóa và lấy súng đồng của chúa Nguyễn ở Thuận Hoá mà đúc thành tiền). Ngoài ra còn một số tiền được xếp loại "chưa thể xác định" mang những thứ loại tiền như những đồng Trần Tân công bảo, Thái Bình thánh bảo, Thái Bình pháp bảo…<br><br>Các đại gia chơi tiền cổ<br><br>Chuyện sưu tầm tiền cổ của mỗi người mỗi khác. Có người sưu tầm đến với nghiệp này do cha truyền con nối như ông Nguyễn Anh Huy ở Huế, người thừa hưởng gia tài và tình yêu với tiền cổ từ cụ thân sinh Nguyên Xuân Cường. Lại có người coi nghề này như một cách bảo tồn di sản văn hoá dân tộc như linh mục Nguyến Bá Thảo ở Mỹ Tho, người chuyên sưu tập tiền giấy. Có khi lại là sự thích thú của con trẻ như câu bé Nguyễn Trường Giang ở Hà Nội. Khởi đầu chỉ là những đồng tiền giấy giá trị thấp đến nay cậu đã có những đồng tiền cổ khá quý hiếm. Cậu cũng là người được các bậc tiền bố[https://www.vocabulary.com/dictionary/i+trong i trong] giới sưu tầm tiền cổ đất Hà Thành ưu ái bởi tấm lòng với tiền cổ và tuổi còn rất trẻ mới 16 tuổi. Người lại đến với việc sưu tầm tiền cổ hoàn toàn ngẫu nhiên như ông Trần Văn Bùi ở Huế. Lúc ông Bùi dọn nhà tìm được một ít tiền Đông Dương của bà nội không kịp đổi lúc giao thời, thấy hay nên cất chơi. Lâu rồi ông Bùi cũng không thể ngờ rằng những đồ chơi thủa nhỏ đã theo ông suôt cuộc đời. Ròng rã 25 năm tìm kiếm, hiện ông Bùi có được một bộ sưu tập đáng nể với rất nhiều loại tiền khác nhau.<br><br>Còn cụ Nguyễn Bá Đạm, một đại gia “khét tiếng” của nghề chơi này, lại coi việc sưu tầm là một thú chơi tao nhã. Đã vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng sự đâm mê tiền cổ của cụ vẫn tươi nguyên như thủa ban đầu. Hiện cụ Đạm là người sở hữu một bộ tiền cổ rất hoàn chỉnh về cả tiền giấy lẫn tiền kim loại. Cũng đã có rất nhiều nhà buôn tiền cổ, nhà sưu tầm tiền cổ thế giới tìm đến cụ ngỏ lời mua lại bộ sưu tập hoặc những đồng tiền quí nhưng cụ nhất nhất không bán, cho dù họ đưa ra nhưng cái giá “gây sốc” từ 1400–1600USD một đồng.<br><br>Vậy đấy! Chơi tiền cổ cũng phải có duyên. Đôi khi những cuộc gặp tình cờ lại gợi ý cho một cuộc tìm kiếm tưởng đi vào ngõ cụt. Có những câu chuyện tầm phào đưa cay trên mâm rượu lại trở thành những lý giải đầy khúc triết cho một thắc mắc lâu nay. Ông Bùi nhớ lại suốt một thời gian dài, ông không hiểu tại sao các tờ giấy bạc cụ Hồ trong kháng chiến lưu hành ở thập niên 50 của thế kỷ trước lại không giống nhau, thậm chí cùng một mệnh giá các tờ bạc lại khác nhau cả về kích cỡ, giấy in, mực in đến cả hình vẽ. Việc đó được giải đáp trong một lần ông ra Hội An, ông được gặp ông Trần Quốc Dụ, nguyên cán bộ in tiền cách mạng ở Trung Kỳ. Qua trò chuyện, ông Dụ đã đưa ra lời giải thích hết sức giản dị: Vì tiền in trong thời chiến, bằng bản khắc gỗ, lại phải di chuyển thường xuyên để chống phá hoại nên không có tờ nào giống tờ nào cả, mỗi tờ lại do một tổ in nên việc chúng khác nhau là chuyện đương nhiên.<br><br>Lại có lúc, việc sưu tầm cổ vật khiến người sưu tầm tìm được “quí vật” như trường hợp nhà sưu tập Phan Công Thọ, Hà Nội. Ông Thọ có khối tiền nặng chừng 30kg mang hình một chiếc bình gốm cổ. Việc có được khối tiền này cũng khá tình cờ, năm 1999 nghe tin có gia đình tại Bắc Ninh trong lúc đào đất đóng gạch đã tìm thấy một chiếc bình cổ. Họ ngỡ có vàng của người xưa chôn dấu nên đã đập vỡ vỏ gốm. Kết quả thu được chỉ là những đồng tiền cổ có niên đại hàng trăm năm đã kết dính chặt với nhau thành một khối. Cũng may, khi ông Thọ tìm được đến nơi vừa kịp ngăn những người sở hữu khối tiền đập vụn để bán phế liệu. Qua một hồi mặc cả, thuyết phục cuối cùng ông Thọ đã trở thành chủ sở hữu khối cổ vật này. Hiện theo đánh giá của các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử đó là khối tiền có trọng lượng lớn nhất và có hình dáng độc đáo nhất Việt Nam. Và đã nhiều lần, Bảo tàng Lịch Sử đã mượn khối tiền này của ông Thọ để trưng bày trong các chuyên đề của mình.<br><br>Còn với nhà báo Nguyễn Mạnh Tùng, Thời báo Ngân Hàng câu chuyện thật cảm động. Năm 1999, trong chuyến công tác TP Hồ Chí Minh, lúc rảnh anh vẫn hay la cà tại các cửa hàng có bán tiền cổ. Phần vì muốn tìm hiểu cho công việc viết báo, phần vì sưu tầm thêm tư liệu cho cuốn sách về Tiền giấy Việt Nam mà anh cùng các cán bộ Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện. Tại đây, anh Tùng hay bắt gặp một cụ già tuổi ngoại 70 dành hàng giờ đứng ngắm những đồng tiền cổ và bàn luận với người chủ sở hữu. Ông tên Phạm Thăng, từ Canada về thăm quê. Sau này, khi đã được ông tin tưởng mời về nhà anh Tùng thực sự “ấn tượng” trước bộ sưu tập tiền giấy của ông. Và hơn hết là tấm lòng của một Việt kiều luôn hướng lòng mình về đất mẹ, người đã dành cả đời mình để khảo cứu và viết sách về tiền tệ Việt Nam. Tập 1 của cuốn sách Tiền tệ Việt Nam, dày cỡ trăm trang đã ra đời. Tập 2 cũng được ông chuẩn bị những chương cuối trước khi hoàn thành với tên gọi: Tiền tệ Việt Nam từ cách mạng mùa thu năm 1945 cho đến nay.<br>Tiền cổ có nhiều loại, tiền đồng, tiền kẽm, tiền chì, tiền vàng, tiền bạc và ngay cả tiền giấy của Hồ Quý Ly. Nhưng đối với giới sưu tầm tiền cổ bằng kim loại là thông dụng và dễ mua bán và trao đổi hơn cả. Còn tiền bạc, vàng (nén) rất khó kiếm trong dân gian. Ngoài ra, còn có một loại tiền đồng loại lớn được triều Hậu Lê và triều Nguyễn dùng để ban thưởng cho những người có công lao. Đó là loại tiền mặt ghi niên hiệu của nhà vua, lưng ghi những câu chúc tụng. Đúc hình rồng bay lên là tiền Phi Long, biểu tượng của giầu có và con cháu đầy đàn. Sống lâu trăm tuôi là tiền Tam Đa, còn đúc hình năm con dơi là tiền Ngũ Phúc…<br><br>Theo GS Đỗ Văn Ninh, tác giả cuốn Tiền cổ Việt Nam (cuốn sách duy nhất cho đến thời điểm này khảo cứu đầy đủ nhất về tiền cổ Việt Nam do Viện Sử học xuất bản năm 1992) thì ngoài tiền trong lưu thông còn có “tiền bùa” để trừ tà hoặc thể hiện những mong muốn của người sở hữu nó. Đồng tiền đúc hình một con ngựa phi với bốn chữ “Đường trướng thiên lý” nhằm chỉ một con ngựa hay. Đồng “Trạng nguyên cập đệ” là mong muốn đỗ đạt cao của sĩ tử. Còn đồng đúc nổi một đôi nam nữ đ[https://Www.Gov.uk/search?q=ang+giao ang giao] hoan là của những cô gái lầu xanh…<br><br>Thường, mỗi ông vua khi lên ngôi đều đánh dấu sự nghiệp của mình bằng việc đổi niên hiệu mới và phát hành tiền để khẳng định sự chính thống của vương triều mà mình cai trị. Trong lịch sử cũng có nhiều chuyện rất buồn cười như: năm 1521, Trần Cảo nổi binh chiếm Đông Đô trị vì tất cả có bốn ngày mà vẫn khẩn cấp đúc tiền Thiên Ứng Không Bảo để lưu hành. Đồng tiền bằng sắt được cho là duy nhất của Việt Nam là Đại Chính Thông Bảo, đúc cách nay đã 465 năm, dưới thời Mạc Đăng Dung. Khi đó Mạc Ðăng Dung soán đoạt ngôi vua của nhà Hậu Lê, sử thần cho rằng nhà Mạc không được lòng trời nên đúc tiền đồng không thành mà phải đúc tiền sắt để tiêu dùng. Ðó là lần đầu tiên sử sách nhắc đến tiền sắt. Tuy vậy, di chỉ khảo cổ hiện đại cho thấy không có tiền sắt Đại chính Thông Bảo của họ Mạc, mà chỉ thấy tiền đồng. Và trong tiền cổ Việt Nam có một số mẫu tiền đồng nhưng lại rỉ sét đỏ khá bất thường của sắt, nhất là tiền Hồng Ðức Thông Bảo và Minh Ðức Thông Bảo. Điều có thể dẫn đến giả thiết có thể vào lúc đó, hợp kim đồng chưa được tinh luyện nên có chứa nhiều sắt hơn lúc bình thường. Còn tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào đời nhà Hồ, cách nay gần 600 năm với kỹ thuật in ấn rất thô sơ, với chủ yếu là những hình đơn giản như rong biển, con rùa, hay song, mây… Sau nhà Hồ ở Việt Nam không có triều đại phong kiến nào in và cho lưu hành tiền giấy...<br><br>(Theo Nguyên Vũ)<br>Phân loại tiền cổ Việt Nam<br>Đầu tháng 5.2005, cuốn chuyên khảo đồ sộ nhất về tiền kim loại VN do Bảo tàng Lịch sử VN biên soạn đã ra mắt bạn đọc. Cuốn sách in 1.050 ảnh mẫu tiền theo kích thước tiền thật, giới thiệu về lịch sử tiền kim loại VN từ khi phát hành đồng tiền đầu tiên năm 970 (thời nhà Đinh), cho đến những đồng tiền kim loại mới được Ngân hàng Nhà nước VN phát hành năm 2003.<br><br>Xếp hạng các đồng tiền cổ<br><br>Có lẽ ít người biết việc Chính phủ Pháp đã cho đúc tiền đồng để lưu hành tại Nam Kỳ ngay từ năm 1879. Hai loại tiền đồng đầu tiên ra đời trong năm này có tên là Đương nhị và Bách phân chi nhất. Tiền Đương nhị phát hành tổng cộng 20 triệu đồng, chữ dập nổi bằng hai thứ tiếng Hán-Pháp. Năm 1884, chỉ một năm sau Hòa ước Patơnốt 1883, Đông phương hội lý ngân hàng (tập hợp các nhà tư bản Pháp, trụ sở ở Paris, có một chi nhánh ở Sài Gòn) lại đúc ra 4 đồng tiền bằng bạc Indochine giá trị 1 Piastre, 50 cent, 20 cent và 10 cent.<br><br>Trong 4 bản phụ lục cuối sách, có một bảng phụ lục đưa ra “chỉ số quý hiếm" với 10 cấp độ xếp hạng chủ quan của những người làm sách, chưa chắc hoàn toàn tương ứng với thị trường tiền cổ.<br><br>Theo bảng này, tuy đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo (đúc khoảng từ năm 970-980) là đồng tiền đầu tiên, cổ nhất, nhưng lại chưa phải là đồng tiền ở ngôi “đầu bảng", bởi vì đồng này tìm thấy tương đối nhiều. Những đồng tiền quý hiếm trong bảng phải kể đến đồng Thuận Thiên Đại Bảo (mặt lưng có chữ Nguyệt, cấp độ . Đồng tiền này bắt đầu ra đời từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, được đúc khoảng năm 1010-1028 (có cả thảy 8 đồng tiền cấp độ . Đồng Nguyên Phong Thông Bảo (mặt lưng có chữ Thông viết kiểu “đuôi hổ", thời Trần, đúc khoảng năm 1251-1258) là một trong số 4 đồng tiền xếp cấp 9.<br><br>Theo sự xếp hạng này, đồng Thiên Cảm Nguyên Bảo (sau lưng có chữ Càn Vương, đời Lý Thái Tông, đúc khoảng năm 1044-1049) là đồng tiền duy nhất được xếp cấp 10, tức là độ quý hiếm cao nhất.<br><br>Đa số các đồng tiền quý hiếm ở cấp độ 8, 9, 10 đều thuộc về tiền thời Lý-Trần. Ngoài một số lý do khác, lý do quan trọng để tiền hai thời này trở nên quý hiếm là do cả hai thời đều trọng đạo Phật, phần lớn kim loại đồng đều để dành cho việc... đúc tượng, nên tiền đúc ra ít, còn lại đến bây giờ lại càng hiếm. Trên thị trường chơi tiền cổ, mỗi đồng tiền này có thể lên giá tới vài chục triệu đồng...<br><br>Rắc rối tiền Việt, tiền Trung Quốc...<br><br>Có nhiều giai đoạn trong lịch sử phong kiến nước ta cùng song hành lưu thông các loại tiền đồng Trung Quốc. Với tiền Trung Quốc khác niên hiệu vua VN thì dễ phân biệt. Thế nhưng với những đồng tiền có niên hiệu vua hai nước trùng nhau, ví dụ như các đồng Thái Bình Thông Bảo, Trị Bình Nguyên Bảo, Gia Thái Thông Bảo, thì điều đó không phải ai cũng làm được.<br><br>Here is more about [http://suutamtien.com/tien-li-xi-tet-2013/2-usd-plastic-ma-vang-1976.html‎ 2 usd mạ vàng] review our web site.

Show more